Các nhà khảo cổ tìm được phiến đá cổ Palermo thuộc thời kỳ Cổ Vương quốc trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Khi tìm hiểu cổ vật này, họ tìm thấy ghi chép về sự kiện "lạ".
- Ngôi đền cổ hơn 3000 năm tuổi: Kiệt tác kiến trúc chứng minh khối óc tuyệt đỉnh của các nhà hiền triết Ai Cập cổ đại
- Hủ tục cắt 'phần dưới' cho bé gái: Những nỗi đau cùng cực và hành trình thay đổi vận mệnh của cô gái trẻ
Phiến đá cổ Palermo là một trong những cổ vật quan trọng nhất được giới chuyên gia tìm thấy. Nó là 1 trong 7 mảnh vỡ còn sót lại của một tấm bia Biên niên sử hoàng gia thuộc thời kỳ Cổ Vương quốc (khoảng năm 2925 trước Công nguyên - 2325 trước Công nguyên) trong lịch sử Ai Cập cổ đại.
Các chuyên gia cho hay tấm bia Biên niên sử hoàng gia trên ban đầu có thể được đặt trong một ngôi đền ở Ai Cập hoặc công trình quan trọng tương tự.
Hai mặt của tấm bia đều khắc các chữ tượng hình liệt kê các vị vua tiền triều của Ai Cập cổ đại và các pharaoh đã cai trị Ai Cập trong năm triều đại đầu tiên.
Theo đó, việc tìm thấy phiến đá Palermo được làm từ đá bazan đen có ý nghĩa quan trọng đối với giới nghiên cứu khi giải mã các bí ẩn về nền văn minh Ai Cập vào hàng ngàn năm trước.
Khi tìm hiểu nội dung được khắc trên phiến đá Palermo, các chuyên gia vô cùng bất ngờ và khó hiểu.
Trong đó có việc cổ vật này có liệt kê một số vị vua thời tiền triều đại. Thế nhưng, những vị vua này dường như là những vị thần và á thần bí ẩn.
Ly kỳ hơn, nội dung trên phiến đá Palermo có mô tả về một thời kỳ bí ẩn trên Trái đất khi mà con người "có thể" sống thọ hàng ngàn năm và cai trị cả lãnh địa cổ đại rộng lớn.
Phiến đá Palermo cũng giúp các nhà nghiên cứu phát hiện người Ai Cập thời cổ đại đã phát triển công nghệ đáng kinh ngạc trong việc nung chảy đồng để tạo ra những bức tượng đồng khổng lồ vào triều đại thứ hai.
Việc đề cập đến những nhà cai trị về những vị thần và á thần bí ẩn đến từ trên trời xuống khiến nhiều người cho rằng đấng thần linh hoặc những người đến từ thế giới khác đã từng cai trị con người trên Trái đất.
Thế nhưng, những thông tin này cần thêm bằng chứng xác thực để chứng minh. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã và đang tìm kiếm các manh mối, bằng chứng để củng cố quan điểm gây tranh cãi trên.
- Phát hiện xác voi ma mút 30.000 năm tuổi, giới khảo cổ thế giới ngỡ ngàng về sự nguyên vẹn đến mức khó tin
- Giải mã tên gọi 'Tử Cấm Thành' của Cố cung: Tường đỏ ngói vàng nhưng lại dùng chữ 'tử' mang ý nghĩa màu tím?
Cập nhật lúc 11:33:03 09/08/2022(Theo AirVisual)
Ghi chú: Nhóm nhạy cảm bao gồm trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp.
Nguồn: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/phat-hien-phien-da-co-lo-bi-mat-gay-soc-ve-the-gioi-khac-1718444.html