Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 2 (1-15/2) cả nước chi gần 2,8 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Tính chung từ đầu năm đến 15/2, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt hơn 11,34 tỷ USD, tăng 14,83% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm gần 1,5 tỷ USD).

Đây là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất và cũng là nhóm hàng đầu tiên đạt quy mô kim ngạch chục tỷ đô (tính cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu).

Thông tin trên báo Công Thương, tính đến 15/2, riêng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm hơn 28,1% kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Trong tháng 1, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ các thị trường ở châu Á.

Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng này từ Trung Quốc đạt 2,62 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ 2023. Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc đạt 2,23 tỷ USD, giảm 18,5%; Đài Loan (Trung Quốc) đạt 1,16 tỷ USD, tăng 47,8%; Nhật Bản đạt 857 triệu USD, tăng 24,9% …

Ở chiều ngược lại, tính từ đầu năm đến 15/2, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch 7,2 tỷ USD. Như vậy, hơn 1 tháng đầu năm nhóm hàng này nhập siêu hơn 4 tỷ USD.

Theo báo Đại Biểu Nhân Dân, trước đó, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt 57,34 tỷ USD, tăng 3,2 %, tương ứng với tăng 1,8 tỷ USD so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hoa Kỳ là 17,02 tỷ USD, tăng 6,8%; Trung Quốc là 13,05 tỷ USD, tăng 9,8%; EU (27 nước) là 6,05 tỷ USD, giảm 14%; Hồng Kông (Trung Quốc) là 5,54 tỷ USD, giảm 5,8% so với năm trước.

Ngược lại, Việt Nam chi tới 87,96 tỷ USD để nhập khẩu nhóm hàng này, tăng 6,1 tỷ USD so với năm 2022. Các đối tác chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là: Hàn Quốc đạt 28,75 tỷ USD, tăng 23,9% tương ứng tăng 5,56 tỷ USD; Trung Quốc đạt 23,41 tỷ USD, giảm 2,7% tương ứng giảm 652 triệu USD; Đài Loan (Trung Quốc) đạt 10,18 tỷ USD, giảm 8% tương ứng giảm 886 triệu USD so với năm trước.

Theo các chuyên gia, sở dĩ Việt Nam chi hàng chục tỷ USD để nhập khẩu nhóm hàng này là để phục vụ cho các hoạt động sản xuất và xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Bởi các linh kiện điện tử trong nước nước đạt chất lượng hay đáp ứng về nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu còn rất ít.

Trong khi đó, công nghiệp điện tử được coi là ngành công nghiệp trong yếu trong nền kinh tế quốc dân. Đây là ngành có vị trí và tác động lan tỏa mạnh mẽ tới những ngành công nghiệp khác.

Hà Nội
81%
28°C
Kém
129 US AQI
Kém Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhóm Nhạy cảm. Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ra ngoài
Ho Chi Minh City
74%
31°C
Tốt
17 US AQI
Tốt Không ảnh hưởng đến sức khỏe

Cập nhật lúc 22:00:04 28/04/2024(Theo AirVisual)

Ghi chú: Nhóm nhạy cảm bao gồm trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp.

Minh Hoa (t/h) / nguoiduatin.vn

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/chua-day-2-thang-viet-nam-chi-hon-11-ty-usd-nhap-khau-nhom-hang-nay-a651976.html