Ðấт ᴄó тһể ăп ѕốпɡ ѕɑᴜ ᴋһɪ ᴋһɑɪ тһáᴄ ᴠề пһưпɡ ᴆể ᴄó ᴍùɪ ᴠị һấρ Ԁẫп ρһảɪ ᴄһế Ьɪếп ᴋһá тɪ̉ ᴍɪ̉, ρһảɪ ɡọт, ᴆẽᴏ тһậт ѕạᴄһ ᴠà тáᴄһ тһàпһ тừпɡ ᴍɪếпɡ пһỏ пһư ᴋẹᴏ ʟạᴄ…
Có một ngôi làng được gọi với cái tên kỳ lạ "Làng ăn đất", nằm ngay sau thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, với các bậc bô lão, từ nhiều đời nay, tục ăn đất chẳng có gì lạ. Thậm chí, đó là một thói quen gây nghiện. Ở đây, đất là món quà vặt giống như ở nơi khác người ta ăn kẹo dồi, bánh khảo…
Gia đình bà Nguyễn Thị Lượt (62 tuổi), Ông Nguyễn Văn Biện ở thôn Thống Nhất, thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tục ăn đất ở đây có từ rất lâu, không ai nhớ rõ. Chỉ biết rằng, qua lời kể của những người lớn tuổi nhất trong làng thì khi họ sinh ra đã thấy cha, ông của mình thường ngày vẫn hay cầm miếng đất ngói ăn ngấunghiến.
Loại đất mà người dân dùng để ăn không phải đất bình thường để trồng trọt cây cối ở vườn mà chỉ có thể tìm thấy ở vùng Lập Thạch. Trước đây, đất ngói có thể tìm thấy trên nhiềungọn núi, nhưng do việc khai thác diễn ra quanhiều đời nên giờ số lượng chỉ còn rất ít. Muốn lấy được đất ngói phải đào hố sâu 3-7m, đến khi gặp những vỉa đất màu trắng như cục phấn mới dùng ăn được. Khi đào thấy đất phải dùng búa đục từng mảng một, cho vào rổ đưa cho người trên bờ.
Để đất ngói thơm ngon hơn khi ăn, người dùng phải hái thêm lá cây sim tươi đốt cháy rồi đưa đất lên hơ trước ngọn lửa, khói của lá sim quện vào đất mới có vị thơm ngon đặc trưng. Lá sim cũng cần phải chọn loại lá bánh tẻ thì khi hun mới khiến ngói thơm và ăn ngậy mùi.
Những mẩu "ngói" trước khi hun phải được phơi nắng thật khô, ráo nước. Theo kinh nghiệm, người khỏe răng có thể ăn được "ngói" màu xanh lam, người già chỉ ăn "ngói" màu trắng sữa. "Ngói" xanh ăn sẽ ngậy hơn nhưng cứng.
Tiếp theo là công đoạn sơ chế miếng đất ngói. Đất thô sau khi được đào về sẽ được cạo hết các lớp vỏ ngoài dư thừa và sẽ được lấy phần lõi trắng mịn để ăn.
Để có được miếng "ngói" vừa ý, khi hun cũng phải chú ý không để lửa cháy to mà chỉ để cho khói bay lên. Một tay cầm rổ, tay kia phải điều chỉnh lá sim tạo nhiều khói cho tới khi những miếng "ngói" ngả màu, dậy mùi.
Trước kia, khách tới nhà không có bánh kẹo như bây giờ mà chỉ mời nhau những miếng đất béo, ngậy như vậy. Các con dâu, cháu dâu mang thai khi ăn thử đều thích, nghiền món này. Con trai nhỏ nhất của bà là Nguyễn Thị Lượt cho hay từ khi còn nhỏ đã được ông và cha nướng ngói cho ăn, với anh thì ngói không chỉ là đồ ăn mà còn là món quà của tuổi thơ.
Trong mỗi người dân Lập Trạch - Vĩnh Phúc tục ăn đất vẫn là món ăn không thể thiếu, nó không chỉ là món ăn tinh thần mà là còn văn hóa dân tộc nghìn đời của dân tộc Việt Nam
Những vị cao niên trong làng chia sẻ, người dân nơi đây ăn đất phần vì thói quen, phần vì suy nghĩ ăn loại đất này tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, đất ngói một thời từng được coi là "đầu câu chuyện", gắn kết người dân trong làng vì mỗi khi gặp gỡ hay đến nhà ai, người dân nơi đây đều mời nhau ăn miếng đất ngói thay cho miếng trầu quen thuộc.
Cập nhật lúc 05:45:03 27/06/2022(Theo AirVisual)
Ghi chú: Nhóm nhạy cảm bao gồm trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp.
Nguồn: https://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/tuc-an-dat-ky-la-o-vinh-phuc-41836/